[Tin Tức] Theo WA: Có Đến 87% Bạo Lực Internet Nhắm Vào Các Nữ VĐV Trong Olympic Tokyo!

Thanh Hai
Đăng ngày 04/12/2021
451 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Trong khoảng thời gian Thế Vận Hội Tokyo diễn ra năm nay, chúng ta đã chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động của các vận động viên, nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực internet.

Ngày 25/11, Điền Kinh quốc tế WA (World Athletics) đã công bố một nghiên cứu với nội dung liên quan đến các vận động viên là nạn nhân của bạo lực internet trong suốt thời gian diễn ra Thế Vận Hội Tokyo, và kết quả cho thấy có đến 87% nạn nhân là vận động viên nữ. WA bày tỏ rằng cần phải tăng cường nhiều biện pháp giúp bảo vệ các vận động viên tránh khỏi sự bạo lực từ các kênh mạng xã hội.

Sydney McLaughlin – nữ quán quân vượt rào 400 mét cho biết cô đã từng là nạn nhân của sự bạo lực internet trong khoảng thời gian Olympic Tokyo. (Ảnh: The Irish Times)

Kết quả nghiên cứu gây lo ngại và bất an cho nhiều người

Nghiên cứu này được thực hiện bởi WA, công ty Signify Group Ltd và công ty điều tra thể dục thể thao Quest Global Ltd với mục đích nhằm hiểu rõ hơn về quy mô và mức độ nghiêm trọng của các hành vi bạo lực internet đối với các vận động viên Olympic trên Twitter.

Đối tượng nghiên cứu là danh sách 200 vận động viên được chọn từ nguồn dữ liệu của WA, sau đó thực hiện theo dõi trang Twitter của 161 vận động viên trong khoảng thời gian trước lễ khai mạc Olympic một tuần và sau lễ bế mạc một tuần (15/7 – 9/8/2021). Trong khoảng thời gian này nhóm nghiên cứu tìm được tổng cộng 240.707 bài đăng, trong đó bao gồm 23.521 ảnh (GIF và video), đồng thời phân tích xem nội dung liệu có những biểu tượng hay hình ảnh mang tính công kích hoặc những câu từ có tính nhục mạ.

Kết quả cho thấy, có tổng số 132 bài đăng đến từ 119 tác giả đều có những comment mang tính kỳ thị giới tính, trong đó có 23 vận động viên là nạn nhân trực tiếp của “bạo lực giới tính”, trong đó phái nữ chiếm 16 người, đồng thời có 115 bài viết (chiếm 87%) nhắm vào đối tượng là các nữ vận động viên.

nh bên trái thể hiện tình trạng bạo lực internet theo giới tính: nam chiếm 30%, nữ 70%. Ảnh bên phải là số bài viết mang tính chất kỳ thị, có 115 bài viết trong tổng số 132 bài viết thuộc thể loại này, chiếm tỷ lệ 87%. (Ảnh: World Athletics)

Nhóm nghiên cứu đã chia “bạo lực internet” ra làm các phân loại sau: kỳ thị giới tính (Sexist), kỳ thị chủng tộc (Racist), sử dụng chất cấm (Doping Accusation),…Trong đó, hai loại kỳ thị chiếm tỷ lệ cao nhất và thường gặp đó là kỳ thì giới tính (29%), kỳ thị chủng tộc (26%). Nếu như đưa hiện tượng kỳ thị những người chuyển giới (Transphobic) và kỳ thị đồng tính (Homophobic) vào bên trong phân loại kỳ thị giới tính thì tỷ lệ của phân loại này chiếm đến gần 40%.

Ảnh tỷ lệ của các loại “bạo lực internet”. Trong đó kỳ thị giới tính và kỳ thị chủng tộc cộng lại chiếm tỷ lệ 55%. (Ảnh: World Athletics)

Đối mặt với kết quả khảo sát lần này, giám đốc WA Sebasian Coe cho biết nhiều phương diện của nghiên cứu này gây ra khá nhiều lo lắng, làm cho nhiều người bất an, “Tuy nhiên điều gây sốc nhất đó là những hành vi bạo lực này lại nhắm đến những vận động viên đang ăn mừng và chia sẻ niềm vui chiến thắng và thành tích cá nhân của họ để khích lệ người khác. Đối mặt với các bạo lực nghiêm trọng mà họ phải gánh chịu, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn tình trạng này. Và đây cũng chỉ là bước đầu tiên của vấn đề này mà thôi.”

Ra sức xây dựng một môi trường thể thao tốt đẹp hơn

WA dựa trên kết quả của cuộc khảo sát lần này đã đưa “Online Abuse Framework” vào trang truyền thông xã hội của họ nhằm mục đích đảm bảo một môi trường thể thao “sạch”, không có các hành vi bạo lực internet, đồng thời hứa rằng sẽ xóa bỏ những lời comment mang tính chất thù hận, đảm bảo cung cấp một môi trường thể thao an toàn và bình đẳng cho tất cả mọi người.

“Điểm tuyệt vời của bộ môn điền kinh ở tính đang dạng hóa của nó. Chúng tôi hi vọng rằng kênh của chúng tôi không những có thể đại diện mà còn ăn mừng vì tính chất đặc sắc này, đồng thời loại bỏ những hành vì mang tính bạo lực và gây rối.”

Ở đây, ad cũng thực lòng hi vọng mỗi độc giả internet của chúng ta nên suy nghĩ kỹ trước khi để lại bất kỳ lời bình luận nào trên internet, đừng để những lời nói vô tâm trở thành con dao giết chết các vận động viên thể thao đầy nhiệt huyết nhé!


Theo World Athletics